Vũng Tàu thiên đường của lễ hội

Văn hóa Bà Rịa – Vũng Tàu là sự kết hợp hài hòa của cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Vì thế, cũng giống như các tỉnh khác ở Việt Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều lễ hội dân gian: Lễ hội Dinh Cô, lễ Nghinh Ông, lễ hội Thần Thắng Tam… Lễ Nghinh Ông

121120108620

1368495314_news6

Tổ chức ở các làng chài trong tỉnh khi vào mùa đánh cá. Nghi lễ thực hiện ở mỗi nơi một khác nhưng bao giờ cũng có tiết mục rước Ông (cá voi) trên bãi biển và sau đó là tổ chức hát bội. Ở Vũng Tàu, hàng năm lễ Nghinh Ông được tổ chức trọng thể nhất là tại lăng Cá Ông ở đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu. Đây là nơi thờ Cá Ông, với danh hiệu “Nam Hải Đại tướng quân” do vua Thiệu Trị ban tặng. Lễ hội được tổ chức trùng với ngày Vía (ngày mất) của Cá. Lễ hội kéo dài trong ba ngày, từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 8 âm lịch hằng năm bao gồm: Lễ cúng Ông, lễ nghinh Ông (đón cá) bằng nhiều ghe thuyền trang trí lộng lẫy, thắp đèn sáng trưng. Tổ chức lễ tế Cá Ông, cúng Tiền Hiền, tế lễ Thần linh, cúng tế trong đình làng… Lễ hội đình thần Thắng Tam

c_397_298_16777215_00_images_stories_10_12_11_12_0_nghinh_ong_tiep_3

8_40_58_12 Theo truyền thuyết đình thần Thắng Tam thờ chung cả ba người đã có công xây dựng nên ba làng Thắng ở Vũng Tàu. Hằng năm lễ hội đình thần Thắng Tam được tổ chức trong 4 ngày, từ 17 đến ngày 20 tháng 2 âm lịch. Đây là lễ hội cầu an, là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá. Phần lễ hội diễn ra rất cầu kỳ: cúng tế, lễ vật tế thần, dâng hương… Phần hội có nhiều trò chơi giải trí như múa lân, hát bội… Lễ hội đình thần Thắng Tam là một hoạt động văn hóa đặc sắc của người dân miền biển Vũng Tàu. Lễ Hội Trùng Cửu

hoa_cuc_3

Tổ chức 1 ngày, từ đêm 8 đến ngày 9 tháng 9 âm lịch. Lễ hội Trùng Cửu 9/9 âm lịch hàng năm, diễn ra tại Nhà Lớn Long Sơn đây là lễ cầu an, là lễ hội cầu cho vạn dân bá tánh được mạnh khoẻ an lành, lễ hội diễn ra vào đêm mồng 8 và ngày 9/9 âm lịch. Đêm 8/9 gọi là lễ Tiên Thường kỉnh mặn (cúng mặn) chủ yếu là các sản vật do các bá tánh mang vào kỉnh (cúng), và ngày 9/9 gọi là Chánh Giỗ kỉnh chay (cúng chay), lễ hội không tổ chức linh đình như nhiều lễ hội khác chủ yếu là đi dâng hương, nguyện cầu khấn vái, và tưởng nhớ đến công đức của ông Trần. Tuy nhiên vào những ngày này hàng vạn du khách thập phương hội tụ về đây, đặc biệt là người ở các tỉnh Miền Đông và Miền Tây Nam Bộ, tự xem mình là tín đồ của đạo Ông Trần. Du khách đến đây có thể tìm thấy những điều mới lạ mà người dân nơi đây đã tạo ra theo ý muốn và ước vọng của họ, bổ sung cho kho tàng hiểu biết của mình. Lễ hội DInh Cô

lehoidinhco

??????????????????????????????? Hàng năm, lễ hội thường mở trong 3 ngày (10 – 11 – 12 tháng 2 âm lịch), suốt cả ngày cả đêm. Hàng chục vạn khách thập phương từ miền Tây, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Thuận… lũ lượt kéo về Long Hải dự “Giỗ Cô”, chen chúc nhau trong rừng dương, trên bãi cát, ở những hành lang, khoảng trống để nghỉ qua đêm, dự trọn 3 ngày hội. Có người phải đến trước mấy ngày mới mong kiếm được chỗ trọ. Có gia đình mang theo cả con cái cả đồ dùng nội trợ để ăn nghỉ tại chỗ. Đêm buông màn, rừng dương lao xao, sóng biển rì rào, lấp loáng trăng, lồng lộng gió… cảnh hữu tình khiến người ta quên vất vả mà vui với cuộc hành hương mang tính chất dã ngoại. Lễ hội ẩm thực đầu tiên ở Vũng Tàu

75243222-2006

anuonghq2

Đến Vũng Tàu vào dịp này, quý dzị sẽ được hòa mình vào các hoạt động: thưởng thức ẩm thực, khám phá văn hóa thế giới, vui chơi giải trí, mua sắm và nghỉ dưỡng. Không gian Lễ hội sẽ chạy dọc 3km hai bên tim đường Thùy Vân, từ đầu đường Hoàng Hoa Thám đến giáp khu du lịch Vũng Tàu Paradise. Lần đầu tiên một lễ hội ẩm thực quốc tế lớn nhất từ trước đến nay sẽ được diễn ra tại Việt Nam. Bãi biển Thùy Vân – Vũng Tàu – bãi biển nổi tiếng nơi diễn ra cuộc thi Hoa hậu Quý bà đẹp và thành đạt thế giới năm 2009 sẽ là địa điểm tổ chức lễ hội ẩm thực với sự tham dự của 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cũng như 63 tỉnh, thành của Việt Nam.