Tới thăm nhà thờ Con Gà – say đắm trong nét Âu cổ kính tại Đà Lạt

Nhà thờ Con Gà hay nhà thờ Chính Tòa Đà Lạt là một trong những nhà thờ lớn nhất tại thành phố ngàn hoa. Nhà thờ mang ý nghĩa đặc biệt, không chỉ bởi nét kiến trúc Châu Âu độc đáo mà nó còn gắn liền với lịch sử của thành phố. Đây là một điểm đến lôi cuốn, tuyệt đối không thể bỏ qua đối với bất cứ ai khi đi tour du lịch Đà Lạt.

1. Giới thiệu nhà thờ Con Gà

Nhà thờ Con Gà có cái tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari. Nhà thờ được xây từ thời Pháp thuộc, nên nơi đây vẫn còn lưu giữ lại nhiều nét kiến trúc độc đáo, cổ điển. Hiện nay, nhà thờ Con Gà vừa là nơi tổ chức các buổi lễ, vừa là 1 trong những điểm tham quan du lịch thu hút nhất tại Đà Lạt. Đến đây, bạn không chỉ được đắm mình vào trong trời Âu cổ kính ở Đà Lạt mà còn được tha hồ check in sống ảo.

Ảnh: @van_quyen1402

2. Nhà thờ con Gà ở đâu?

Vị trí nhà thờ

  • Địa chỉ: 15 Đường Trần Phú, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.

Nhà thờ Con Gà nằm ở số 15 đường Trần Phú, phường 3. Đây được xem như là một vị trí thuận tiện khi tọa lạc vị trí trung tâm thành phố. Đặc biệt, xung quanh còn rất gần với những địa điểm du lịch khác như Quảng Trường Lâm Viên, chợ Đà Lạt…

Cách di chuyển đến nhà thờ

Từ trung tâm Đà Lạt ngay vòng xuyến vào Chợ, bạn đi theo lối ra thứ 2 qua cầu vào đường Lê Đại Hành. Tại đây bạn sẽ thấy một vòng xuyến, bạn rẽ phải và đi thêm 100m nữa sẽ gặp một ngã 3. Tiếp đến, bạn rẽ trái lên dốc đi khoảng 200m là đến Nhà thờ Con Gà.

3. Nguồn gốc tên nhà thờ Con Gà

Vì trên ngọn thánh giá cao nhất của nhà thờ có tượng một chú gà trống nên người dân ở đây đã gọi tên nhà thờ là nhà thờ Con Gà. Tượng chú gà được làm bằng hợp kim nhôm nhẹ và rỗng ở bên phía trong. Ở trên độ cao 27m, con gà sẽ quay quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió. Nó còn có chức năng như một cột thu lôi, bảo vệ nhà thờ tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay. Đứng cách xa tháp chuông khoảng 100m là bạn có thể nhìn rõ con gà trống tọa lạc trên thánh giá của tháp chuông.

Ảnh: sưu tầm

Cũng theo người dân địa phương, con gà trống là biểu tượng của nước Pháp và cũng là biểu tượng của sự sám hối trong kinh thánh. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có lời giải đáp cụ thể và chính xác dành cho thắc mắc đó.

4. Lịch sử hình thành nhà thờ

Sau khi bác sĩ Alexandre Yersin tìm ra thành phố Đà Lạt năm 1893, linh mục Robert thuộc giáo hội công giáo Paris đã đến đây để nghiên cứu và truyền giáo. Đến năm 1917, một linh mục khác là Nicolas Couveur đã đến Đà Lạt để tìm kiếm một địa điểm xây dựng viện nghỉ dưỡng cho các giáo sĩ. Sau này, đây một nhà giáo dưỡng đã được xây dựng ở ngay sau vị trí nhà thờ con gà hiện nay. Đầu tháng 5 năm 1920, giám mục Quinton giám quản tổng tòa tại Sài Gòn đã cho phép thành lập Giáo phận Đà Lạt.

Chủ Nhật ngày 19 tháng 7 năm 1931 nhà thờ chính thức được khởi công xây dựng. Công trình được chia làm 3 giai đoạn và thực hiện trong suối 11 năm. Mãi đến tháng 1 năm 1942 nhà thờ mới được hoàn thiện và đưa vào phục vụ giáo dân.

Ảnh: @yyanmeii

5. thiết kế kiến thiết của nhà thờ Con Gà

Nhà thờ Con Gà được xây dựng theo kiến trúc của các nhà thờ công giáo Roma ở châu Âu. Được thiết kế tổng thể theo hình chữ thập, nhà thờ có chiều dài 65m, chiều rộng 14m, tháp chuông nhà thờ cao 47m. Cửa chính của nhà thờ hướng về ngọn núi Lang Biang. Dù đứng từ rất xa nhưng bạn vẫn có thể thấy được nóc nhà của Đà Lạt.

Thánh đường của nhà thờ được chia làm 3 gian: 1 gian lớn ở chính giữa và 2 gian nhỏ ở 2 bên. Gian giữa gồm các dãy bàn ghế cầu nguyện và chính điện. Hai gian 2 bên là các dãy bàn ghế phụ và lối đi. Bên trên trần nhà thờ có thiết kế theo dạng cung nguyên với dây cuốn và hệ vòm nôi. Đây là nét đặc trưng của các nhà thờ tại các nước Châu Âu. Trên tường trong nội thất là các bức phù điêu được làm từ xi măng và sắt do do nhà điêu khắc Xuân Thi thực hiện.

Ảnh: sưu tầm

Điểm nhấn trong kiến trúc Châu Âu của nhà thờ chính là phần trang trí. Bước vào bên trong, bạn sẽ ấn tượng với 70 tấm kính màu khác nhau do xưởng Louis Balmet ở Grenoble (Pháp) chế tạo. Những tấm kính đó không chỉ có công dụng chiếu sáng mà còn giúp cho thánh đường thêm phần huyền bí, mờ ảo.

6. Nhà thờ Con Gà có gì đẹp?

Bên cạnh nét cổ kính, trang nghiêm trong kiến trúc, nhà thờ Con Gà còn là 1 trong 20 địa điểm du lịch Đà Lạt nổi tiếng cuốn hút du khách. Đến với nơi đây, bạn sẽ tha hồ tạo dáng, check-in với sắc hồng của nhà thờ. Màu hồng của nhà thờ chính là điểm khác biệt ấn tượng trên nền xanh mây trắng của đất trời Đà Lạt. Du khách đến đây còn bị ấn tượng trước sắc đỏ rực của hoa trạng nguyên hai bên đường và đan xen giữa các tòa của nhà thờ.

Ảnh: @meimei

7. Giờ lễ nhà thờ Con Gà Đà Lạt

  • Ngày thường (T2- T7) có 2 giờ lễ lúc: 5h25 và 17h15
  • Ngày Chủ Nhật có 5 giờ lễ lúc: 5h30, 7h, 8h30, 16h, 18h

Ảnh: @diemhang_s

Để thuận tiện tham quan nhà thờ, bạn nên tránh đi vào các khung giờ lễ của giáo dân nơi đây. Nếu đến sớm, hãy đợi xong lễ rồi vào tham quan nhé. Thông thường các Lễ ở nhà thờ Con Gà sẽ diễn ra trong khoảng 1 giờ. Vào những ngày lễ đặc biệt sẽ có thông báo cụ thể.

Nếu bạn là 1 con dân của Chúa muốn tham dự những buổi lễ trên thì hãy tham khảo lịch lễ nhà thờ nhé. Hãy sắp xếp thời gian để có thể đến dự lễ một cách trọn vẹn nhất.

Xem thêm >>> tour 1 ngày của công ty Đất Việt Tour tại đây, hoặc liên hệ 1800 6700 để được tư vấn miễn phí về các tour du lịch bạn nhé.