Có thể là khó tin vậy mà giữa lòng của một phố biển trù phú cá tôm cùng những loài hải sản cầu kỳ, đắt đỏ như Nha Trang lại có một món ăn bình dị và vô cùng dân dã đã làm luyến lưu bao tấm lòng du khách phương xa. Những lúc ngồi trong văn phòng với bộn bề những công việc cần giải quyết lại thấy nhớ về phố biển du lịch Nha Trang cùng những người dân thật thà và món bánh căn hương vị thật khó quên.
Sau những tháng hè khó chịu, chỉ muốn tạm gác lại những căng thẳng mà Sài Gòn mang lại để có được một chuyến du lich Nha Trang le 2/9 cho thoải mái để thưởng thức món bánh căn thân thuộc của nơi này. Vậy là một kế hoạch nghỉ lễ hoàn chỉnh, một cuộc gọi đến công ty du lịch uy tín và chiếc vé thông hành cho chuyến tour du lich le 2/9 về lại phố biển Nha Trang, nơi có món bánh căn nổi tiếng xa gần đang chờ đón bạn.
Bánh căn được xem là món ăn chơi khá phổ biến ở vùng quê Nam Trung Bộ. Theo lời kể của những bậc cao niên, bánh căn có nguồn gốc xuất xứ ở làng Chăm xứ Panduranga (Ninh Thuận).Trông có vẻ giống món bánh khọt trứ danh của Vũng Tàu, nhưng bánh căn của Nha Trang lại không như thế.
Nguyên liệu chính để làm nên món bánh căn là bột gạo được pha chế theo một công thức đặc biệt. Gạo được đem ngâm nước cho mềm, rồi mới xay thành dạng bột lỏng. Bí quyết để có những chiếc bánh ngon, giòn, nở là khi pha bột làm bánh, người ta cho thêm một ít bột cơm nguội đã phơi khô qua nhiều nắng. Nếu như bánh khọt, người ta dùng loại bột gạo “chiên” (vì có dùng dầu mỡ) thì ở bánh căn là loại bột gạo “nướng”. Làm bánh căn, người ta cần phải dùng đến khuôn đúc đặc biệt, là loại khuôn được làm từ đất nung, và có 10 lỗ tròn đều trên bề mặt khuôn. Không phải là dùng bếp ga hay bếp củi, bánh căn Nha Trang nhất định phải làm trên bếp than hồng thì bánh mới có được vị ngon đặc trưng của riêng nó.
Trước tiên, người ra sẽ đặt khuôn bánh lên những bếp than và đợi cho nó thật nóng. Tiếp theo sau đó, người đổ bánh sẽ dùng một cây que đầu có quấn bông nhúng vào dầu hay mỡ heo để thoa đều lên mặt khuôn, đợi cho dầu đã nóng thì mới bắt đầu cho từng thìa bột vào , rồi đậy nắp lại. Đợi khi có mùi thơm, mở nắp ra , và cho nhân bánh vào. Cuối cùng, dùng chiếc đũa bếp nhỏ và dẹt nạy quanh vành bánh, thấy không còn dính, nghĩa là bánh đã chín. Tùy vào thói quen ăn uống của từng vùng miền, cũng như của từng người ăn mà nhân bánh có thể là trứng, là thịt, hay là hải sản,… Với du khách, việc ngồi chờ đợi những chiếc bánh căn “ra lò” lại vô cùng thích thú. Bởi trong thời gian đó, bạn có thể tha hồ ngồi ngắm nhìn từng thao tác “điêu luyện” của người làm bánh. Nhìn những khuôn bánh tròn đều cứ chốc lát lại cho những chiếc bánh ngon lành và thơm phức lại cảm thấy yêu thêm cái nét giản dị trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Vì bánh căn khá nhỏ nên thường được tính theo cặp chứ không tính theo cái. Nước chấm đi kèm theo thường là nước mắm pha loãng, có tỏi, ớt… hoặc nước cá kho (thường là cá nục). Khi ăn, bạn sẽ nhúng nguyên cái bánh vào chén nước chấm. Nước chấm có thể bỏ thêm xíu mại, mỡ hành để tăng thêm vị thơm và dinh dưỡng. Ngoài ra, khi ăn, bánh căn còn được ăn kèm với khế chua, xoài… để đỡ đi cảm giác ngấy của bánh . Bánh căn phải ăn nóng, ngay khi bánh vừa được lấy ra khỏi khuôn thì mới cảm nhận được hết cái sự ngon lành của nó. Bánh căn Nha Trang có vị bùi của bột gạo, vị béo của trứng,… tất cả hoà quyện vào nhau tạo nên một cảm giác thích thú cho người ăn. Nhiều khi ăn xong cả một đĩa bánh đã no căng cả bụng nhưng vẫn cứ thèm được ăn nữa.
Bánh căn Nha Trang đặc biệt không có một thương hiệu nào chiếm giữa danh tiếng riêng cho mình, du khách hễ cứ đến Nha Trang là sẽ dễ dàng tìm thấy ngay một quán bất kỳ nằm trên khắp các con đường.
Dân dã là thế, bình dị là thế, chính vì những điều tuyệt vời hấp dẫn du khách mà món bánh căn danh bất hư truyền của Nha Trang này mang lại mà trải qua 5 kỳ Festival biển Nha Trang, bánh căn luôn được chọn là món ăn truyền thống trong các hội thi ẩm thực để giới thiệu đến với bạn bè gần xa.
Tháng 8 đã đến, thoáng cái sẽ qua đi , rồi tháng 9 lại đến. Không phải lặng lẽ, tháng 9 sẽ chào đón bạn bằng một ngày lễ lớn của cả nước – lễ Quốc Khánh 2/9. Từ bây giờ hãy lên kế hoạch thật kỹ để làm một tour du lịch lễ 2/9 về phố biển Nha Trang. Món bánh căn quen thuộc ngon lành và khó quên vẫn nóng hổi chờ bạn đến thưởng thức.
Bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm du lịch Nha Trang để có một chuyến du lịch Nha Trang lễ 2/9 tốt hơn.