Những di tích nổi tiếng ở Phan Thiết

Tháp Poshanu

Tháp chàm Poshanư

thap-poshanu-phan-thiet2

45215762-Thap-Duong-Long

Pôshanư là một nhóm di tích đền tháp Chăm quý giá còn sót lại của Vương Quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về phía Đông Bắc.

Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai – một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Vương quốc Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Pôshanư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn.

Tháng giêng âm lịch hàng năm, dưới chân tháp đều có diễn ra các lễ hội như Rija Nưga, Poh Mbăng Yang… Người Chăm làm lễ cầu mưa, cầu an…

Vạn Thủy Tú

van-thuy-tu-21

12-3_640x426

Vạn Thủy Tú được ngư dân Thủy Tú thiết lập vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Ông (cá voi). Lúc mới xây dựng xong cửa vạn sát ngay bờ biển, ngày nay bờ biẻn đã lùi xa ra ngoài 100m.Ngày nay Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, Tp. Phan Thiết. Khác với những đình làng thường xây để thờ Thành Hoàng làng, còn vạn, dinh lại thờ Cá Ông (cá Voi) và thường xây dựng ngay trước bờ biển của làng Ngư.Theo ngư dân Bình Thuận cá Ông là vị thần cứu giúp ngư dân mỗi khi gặp tai nạn trên biển, và là vị thần chung thủy với Ngư dân nên được Ngư dân kính yêu và tôn trọng.

Vạn Thủy Tú từ ngày xây dựng xong đến nay đã chứa gần 100 bộ xương cá Voi và nhiều loài khác cùng họ. Hơn một nữa các bộ xương đó có niên đại trên 100 -150 năm, trong đó có những bộ xương to lớn được thờ phụng tôn nghiêm. Trong khuôn viên của Vạn có một doi đất rộng, dùng để mai táng Cá Ông mỗi khi ông “lụy” và dạt từ biển vào. Mỗi lần mai táng xong, sau 3 năm mới được thương cốt nhập tẩm theo phong tục.Trong số ngư dân hễ người nào trông thấy Ông trước thì người đó làm con trưởng của Ngài, và nguời này phải lo đám tang chu đáo, để tang sau 3 năm mới hết hạn v.v…

Vạn Thủy Tú đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1996.

Trường Dục Thanh

trường Dục Thanh

Dục Thanh (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường ở thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) mà Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) đã từng dạy học ở đó. Trường Dục Thanh do Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh (hai con của nhà văn nhà thơ Nguyễn Thông) thành lập, để hưởng ứng cho phong trào Duy Tân do Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng.

Trường được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) do nằm ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết). Năm 1910, Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô giới thiệu, đã đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này. Trường có khoảng 60 học sinh và 7 thầy giáo giảng dạy các bộ môn : Hán văn, Pháp văn, thể dục… Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn. Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, ông còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Trong những giờ học ngoại khóa hay những lúc rảnh, ông dẫn học sinh của mình du ngoạn cảnh đẹp ở Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, đình làng Đức Nghĩa.

Tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết vào Sài Gòn. Một vài năm sau, ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn, không còn ai phụ trách và vì nhiều lý do khách quan khác nên trường bị đóng cửa vào năm 1912.

Ngọc Lân thánh địa và nhà trưng bày bộ cốt ông Nam Hải

Cổng_Bắc_hoàng_thành_Thăng_Long
Đến tham quan Dinh Vạn Thủy Tú, qua cổng tam quan về phía tả là Ngọc Lân Thánh Địa, về phía hữu là nhà trưng bày cốt Ông Nam Hải, trước khi vào viếng dinh chính.
Theo phong tục tập quán khi phát hiện Ông lụy làng Vạn phải tổ chức đưa Ông lên bờ và tiến hành nghi thức tang lễ thỉnh linh hồn Ông nhập Vạn, chọn ngày giờ tốt để mai táng. Trước Dinh Vạn Thủy Tú có một khu đất rộng để mai táng Ông, gọi là Ngọc Lân Thánh Địa.Sau 3 năm mãn tang, thỉnh cốt Ông nhập tẩm trong Dinh Vạn. Qua 200 năm, Vạn Thủy Tú đã có 3 tẩm với trên 100 bộ cốt Ông được lưu thờ, trong đó có hàng chục bộ cốt lớn, đặc biệt có một bộ rất lớn.

Truyền thuyết dân gian kể lại rằng: sau khi xây xong Dinh Vạn có một Ông lớn trôi dạt vào bờ phía trước Dinh (lúc này biển chỉ còn cách Dinh không đầy 50 mét). Ngư dân trong bổn Vạn huy động thêm ngư dân các làng Vạn khác cùng nhau đưa Ông vào táng trong khuôn viên của Dinh Vạn Thủy Tú. Vì Ông lớn quá (dài hơn 20m, nặng hàng chục tấn) nên mãi hai ngày sau mới đưa vào mai táng được.

Kê Gà – Ngọn hải đăng trăm tuổi

54_big

Ngọn hải đăng trăm tuổi trên đảo Kê Gà sừng sững giữa biển khơi đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách đến Bình Thuận. Đứng trên ban-công ở đỉnh hải đăng, phong cảnh một vùng biển mở ra trước mắt du khách đẹp đến sững sờ, bởi hiếm có dịp được “chiêm ngưỡng” vẻ đẹp của biển ở góc nhìn này…
Từ TP Phan Thiết (Bình Thuận) đi xe gắn máy hoặc xe buýt dọc theo bờ biển phía Nam khoảng 25 km là đến địa điểm có ngọn hải đăng trăm tuổi này. Hải đăng Kê Gà (có người gọi Khe Gà) nằm trên hòn đảo nhỏ, cách bờ biển khoảng 500 mét. Lúc nước ròng, có thể đi bộ ra đảo. Trên bản đồ địa lý Việt Nam, người Pháp ghi tên đảo là Kéga.

Vùng biển này thường xuyên có tàu thuyền đi ngang, nhất là tàu buôn nước ngoài. Ở vị trí hiểm trở, nhiều bãi đá ngầm, người Pháp đã cho xây dựng ngọn hải đăng tại đây để dẫn đường tàu thuyền đánh cá, cảnh báo nguy hiểm đối với tàu buôn. Kỹ sư người Pháp tên là Chnavat là người thiết kế công trình này. Khởi công xây dựng vào tháng 2-1897, đến cuối năm 1898 hải đăng mới hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 1900- đến nay đã 108 năm.

Đồi Dương của một thời để nhớ

đồi phong Tướng 002

Đồi Dương là một địa danh lâu đời và gắn với sự kiện lịch sử của cách mạng Tháng Tám năm 1945, nay thuộc phần đất xã Tân Bình và phường Bình Tân, thị xã La Gi. Một dãi đất đồi lượn sóng dọc theo bờ biển dài trên 5 km với rừng cây [

Lầu ông Hoàng

p1260107__1785211465

Lầu ông Hoàng bao gồm một quần thể đồi núi, sông biển, chùa tháp tạo thành khu danh lam thắng cảnh nổi lên với ngọn núi Cố tương đối cao và 4 ngọn đồi nhấp nhô sát biển, đẹp nhất là núi Cố, đồi Bà Nài, cửa sông Phú Hài và bờ biển cùng với những làng chài xưa cách Phan Thiết 7km [ … ]