Myanmar là một trong những nước có nhiều đá quý nhất thế giới. Các loại hồng ngọc, ngọc bích ở Myanmar tập trung chủ yếu ở phía Bắc nước này, đặc biệt là “thung lũng hồng ngọc” Mogok (khu vực Mandalay), Mongshu (bang Shan) và Phakant (bang Kachin), cách Rangoon từ 800 – 1.000km.
Trung tâm buôn bán đá quý lớn nhất Myanmar nằm ngay trục chính , chia làm hai khu lớn. Có cửa hàng chỉ là một gian nhỏ trong chợ, chừng vài mét vuông, cũng có cửa hàng vài chục mét vuông, trang hoàng lộng lẫy, bố trí quy củ, thậm chí có cửa hàng chấp nhận Visa Card nếu mua hàng trên 100 USD. Trước cửa những nơi này đều đồng loạt treo biển.Cửa hàng lớn nhiều vốn hơn, có thể sở hữu những viên đá kích thước lớn, hiếm. Nơi này nhiều nhất là ruby, từ những viên bé như hạt đỗ, đến to bằng đốt ngón tay, giá dao động từ 100 đến 250 USD. Giá cả ở đây tương đối đồng nhất.
Đá quý ở đây sau khi từ các mỏ như Mogok – mỏ đá quý lớn nhất thế giới, qua chế tác, được chở về tập trung tại các đầu nậu trên con phố Swe Bon Tha, sau đó chuyển đến Bogyoke để bán cho người nước ngoài. Thời điểm mua hàng tốt nhất ở Bogyoke là sau 3 giờ chiều, khi đó hàng mới sẽ được chuyển về. Còn trước đó, nên qua Swe Bon Tha. Chỉ có điều, khách du lịch, lại không hiểu gì về đá quý, thì cứ đến Bogyoke cho lành. Swe Bon Tha chỉ dành cho dân bán buôn và người biết của mà thôi. Bảo tàng đá quý Myanmar cũng là điểm mua sắm đá quý của nhiều người. Thậm chí ở bảo tàng, người ta có thể trực tiếp xem biểu diễn chế tác đá, hay công nghệ dát vàng mỏng. Tuy nhiên, do bảo tàng chỉ mở cửa đến 5 giờ chiều, nên đa phần khách du lịch vẫn kéo đến Bogyoke.
Bogyoke không phải là chỉ chuyên bán đá quý. Ở đây có hầu hết mọi mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Myanmar, với giá chạy từ vài trăm kyats đến vài chục nghìn kyats (đơn vị tiền tệ Myanmar). Đây cũng là nơi hiếm hoi ở Myanmar chấp nhận cả những tờ USD lẻ mà không đòi hỏi gì. Tờ một USD khi đem đi đổi, thường có tỷ giá thấp hơn những tờ khác, do người dân có thói quen ra chợ đen nhiều hơn đến ngân hàng. Nên khi trả tiền ở nhiều nơi, người ta hay từ chối USD lẻ, hoặc nếu có thì cũng là hết sức miễn cưỡng. Chỉ có điều, Bogyoke đã là một vòng quay khép kín: từ chỗ ăn uống, nơi đổi tiền, mua sắm, dịch vụ chuyển đồ, cho đến thuê xe, tìm khách sạn. Tất cả chỉ để phục vụ khách du lịch đến mua đá quý. Đổi tiền ở đây có vẻ như được giá hơn cả so với những nơi khác. Trong khi các khách sạn chỉ trả 950 kyats cho một USD, thì tại Bogyoke, nếu biết chỗ, người ta có thể đổi được 1 USD lấy 1020 kyats. Nếu không, cứ trả tiền USD, người bán hàng tự động quy đổi ra giá 1000 kyats/ 1 USD.
Lạc vào chợ mới ngỡ, hoá ra đá quý không phải là… quý. Những chiếc vòng tay đổ đống ở các sạp hàng, giá đồng nhất 1 USD/ một chiếc, nếu khéo mặc cả thì chỉ còn 500 đến 700 kyats. Những dây chuyền đá xanh đỏ được cầm cả xâu, theo chân những cậu bé bán rong đi khắp chợ chào mời, cũng không quá 5 USD. Kể từ khi Vietnam Airlines mở đường bay thẳng tới Yangon, khách du lịch Việt Nam tới Myanmar tăng hẳn. Một người bán hàng ở đây kể hôm qua ông vừa bán 50 lá vàng cho một du khách Việt. Giá mỗi lá vàng bằng bàn tay, mỏng gió thổi bay là 2 đến 3 USD. Tâm lý đã đi phải mua quà, lại thấy vàng bạc đá quý… rẻ nên nhiều người mạnh tay
Ở khu mỏ Mogok, dân toàn đi khai thác đá quý. Điều nghịch lý là, ở đó ai cũng đi khai thác đá nhưng chả ai giàu cả. Vì đá ở đây được bán rẻ và xô bồ hệt như đồ… mĩ ký vậy. Có một điều rất thú vị là ở đây, đá quý được bán “xôn”, quý mà không quý. Những viên đá đẹp nhất đều được mang đi các nơi để trưng bày chứ bản thân người Myanmar, ngay cả người bán hàng ở chợ đá quý cũng chả ai được biết “mặt ngang mũi dọc” nó thế nào.
Khác với những cửa hàng vàng bạc, đá quý trang sức được trưng bày trong các tủ kính, được bảo vệ cẩn thận và nghiêm ngặt, đá quý ở đây được bày rất vô tư, khách đến xem có thể vào thử thoải mái. Vì các hạt đá quý được bày ở đây đều là đá vụn. Người ta chế tác xong rồi, còn các mẩu vụn thì đem ra làm các vật dụng nhỏ.
Lẽ dĩ nhiên, đá quý thực sự, những viên đá làm chấn động thế giới, không nằm ở những nơi như thế này. Nó thuộc về một thế giới khác ở Myanmar. Bogyoke, Swe Bon Tha, hay cả bảo tàng đá quý, chỉ là bề nổi dành cho khách du lịch. Nhưng có hề gì, đôi khi chỉ là để thoả mãn cảm giác sở hữu một mặt hàng vốn được coi là xa xỉ, với giá rẻ, ở ngay tại nơi vốn được mệnh danh là nguồn đá quý của cả thế giới.Bogyoke Aung San, là khu chợ đá quý lớn nhất Yangon, lúc nào cũng nhộn nhịp. Và hầu hết là khách nước ngoài. Ở đây giống như một Burma (tên cũ của Myanmar) thu nhỏ, với đủ những tinh hoa đất nước Phật giáo này. Khu trung tâm, dĩ nhiên, dành cho buôn bán đá quý.
Trung tâm buôn bán đá quý lớn nhất Myanmar nằm ngay trục chính , chia làm hai khu lớn. Có cửa hàng chỉ là một gian nhỏ trong chợ, chừng vài mét vuông, cũng có cửa hàng vài chục mét vuông, trang hoàng lộng lẫy, bố trí quy củ, thậm chí có cửa hàng chấp nhận Visa Card nếu mua hàng trên 100 USD. Trước cửa những nơi này đều đồng loạt treo biển.Cửa hàng lớn nhiều vốn hơn, có thể sở hữu những viên đá kích thước lớn, hiếm. Nơi này nhiều nhất là ruby, từ những viên bé như hạt đỗ, đến to bằng đốt ngón tay, giá dao động từ 100 đến 250 USD. Giá cả ở đây tương đối đồng nhất.
Đá quý ở đây sau khi từ các mỏ như Mogok – mỏ đá quý lớn nhất thế giới, qua chế tác, được chở về tập trung tại các đầu nậu trên con phố Swe Bon Tha, sau đó chuyển đến Bogyoke để bán cho người nước ngoài. Thời điểm mua hàng tốt nhất ở Bogyoke là sau 3 giờ chiều, khi đó hàng mới sẽ được chuyển về. Còn trước đó, nên qua Swe Bon Tha. Chỉ có điều, khách du lịch, lại không hiểu gì về đá quý, thì cứ đến Bogyoke cho lành. Swe Bon Tha chỉ dành cho dân bán buôn và người biết của mà thôi. Bảo tàng đá quý Myanmar cũng là điểm mua sắm đá quý của nhiều người. Thậm chí ở bảo tàng, người ta có thể trực tiếp xem biểu diễn chế tác đá, hay công nghệ dát vàng mỏng. Tuy nhiên, do bảo tàng chỉ mở cửa đến 5 giờ chiều, nên đa phần khách du lịch vẫn kéo đến Bogyoke.
Lạc vào chợ mới ngỡ, hoá ra đá quý không phải là… quý. Những chiếc vòng tay đổ đống ở các sạp hàng, giá đồng nhất 1 USD/ một chiếc, nếu khéo mặc cả thì chỉ còn 500 đến 700 kyats. Những dây chuyền đá xanh đỏ được cầm cả xâu, theo chân những cậu bé bán rong đi khắp chợ chào mời, cũng không quá 5 USD. Kể từ khi Vietnam Airlines mở đường bay thẳng tới Yangon, khách du lịch Việt Nam tới Myanmar tăng hẳn. Một người bán hàng ở đây kể hôm qua ông vừa bán 50 lá vàng cho một du khách Việt. Giá mỗi lá vàng bằng bàn tay, mỏng gió thổi bay là 2 đến 3 USD. Tâm lý đã đi phải mua quà, lại thấy vàng bạc đá quý… rẻ nên nhiều người mạnh tay.
Ở khu mỏ Mogok, dân toàn đi khai thác đá quý. Điều nghịch lý là, ở đó ai cũng đi khai thác đá nhưng chả ai giàu cả. Vì đá ở đây được bán rẻ và xô bồ hệt như đồ… mĩ ký vậy. Có một điều rất thú vị là ở đây, đá quý được bán “xôn”, quý mà không quý. Những viên đá đẹp nhất đều được mang đi các nơi để trưng bày chứ bản thân người Myanmar, ngay cả người bán hàng ở chợ đá quý cũng chả ai được biết “mặt ngang mũi dọc” nó thế nào.
Khác với những cửa hàng vàng bạc, đá quý trang sức được trưng bày trong các tủ kính, được bảo vệ cẩn thận và nghiêm ngặt, đá quý ở đây được bày rất vô tư, khách đến xem có thể vào thử thoải mái. Vì các hạt đá quý được bày ở đây đều là đá vụn. Người ta chế tác xong rồi, còn các mẩu vụn thì đem ra làm các vật dụng nhỏ.
Lẽ dĩ nhiên, đá quý thực sự, những viên đá làm chấn động thế giới, không nằm ở những nơi như thế này. Nó thuộc về một thế giới khác ở Myanmar. Bogyoke, Swe Bon Tha, hay cả bảo tàng đá quý, chỉ là bề nổi dành cho khách du lịch. Nhưng có hề gì, đôi khi chỉ là để thoả mãn cảm giác sở hữu một mặt hàng vốn được coi là xa xỉ, với giá rẻ, ở ngay tại nơi vốn được mệnh danh là nguồn đá quý của cả thế giới.