Phan Thiết là một vùng đất có rất nhiều phong tục của các dân tộc và các lễ hội đa dạng rất đặc sắc. Đây cũng chính là điểm mạnh để du khách trong và ngoài nước đến với Bình Thuận và tìm hiểu về một số lễ hội chính ở Phan Thiết.
1.Dinh Thầy Thím
Là một trong số ít những lễ hội phía Nam được đưa vào từ điển Lễ hội Việt Nam, Lễ hội Dinh Thầy Thím với khung cảnh thiên nhiên hữu tình và nét đặc sắc của riêng mình, đã mỗi ngày thêm thu hút đông đảo du khách gần xa tới Phan Thiet.
Hội Dinh Thầy có nhiều hoạt động mang sắc thái tín ngưỡng, người ta tin rằng Thầy Thím rất linh thiêng, khách hành hương phan thiet thành tâm sẽ được may mắn, bình an. Người ta dâng lễ vật chay vào tối ngày 15, cỗ chay và cỗ mặn vào ngày 16 tháng 9.
2.Lễ hội Nghinh Ông
Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội của đồng bào người Hoa tại phan thiet tưởng nhớ đến Quan Thanh Đế quân (Quan Công), mang ý nghĩa văn hóa dân gian, thể hiện mong ước sự bình an, hạnh phúc và cuộc sống ấm no cho cả cộng đồng. Đây là lễ hội được đánh giá còn lưu giữ được hầu hết những giá trị văn hóa cổ truyền dù đã có “tuổi đời” gần 200 năm. Lễ hội được tổ chức 2 năm một lần, thu hút rất đông đảo đồng bào người Hoa từ khắp nơi và du khách về Phan Thiet dự lễ.
Tham gia diễu hành là 4 bang hội người Hoa: Phúc Kiến, Quảng Châu, Hải Nam, Triều Châu hóa trang với trang phục truyền thống, thành các nhân vật như Quan Công, Trương Phi, Bát Tiên, Tiên Nữ, Tôn Ngộ Không, Quan Thế Âm bồ Tát… Đặc biệt là màn diễu hành của con Rồng Thanh Long được xem là dài nhất Việt Nam và Đông Nam Á.
3.Lễ hội Cầu ngư
Cầu Ngư là lễ hội dân gian gắn liền với tín ngưỡng và đời sống cư dân ven biển miền Trung. Ở Bình Thuận, lễ hội Cầu Ngư có ở hầu hết các dinh vạn thờ cá Ông (cá Voi) trong tỉnh. Lễ hội Cầu Ngư tái hiện lại một cách sinh động phong tục truyền thống thờ cúng cá Ông theo những truyền thuyết mang đậm nét văn hóa dân gian.
Lễ hội Cầu Ngư ở dinh Vạn Thủy Tú, thành phố Phan Thiết thường diễn ra vào ngày 20/6 Âm lịch hàng năm và đã trở thành một lễ hội truyền thống của nhân dân ở đây. Ở mỗi kỳ lễ hội, bà con tổ chức lễ với các nghi thức cúng tế trang trọng, bên cạnh đó là phần hội với chèo Bả Trạo, hát Bội đan xen trong lễ. Ngoài ta, còn có các trò chơi dân gian của ngư dân miền biển như hát bài chòi, thi đua thuyền, lắc thúng giữa các Vạn với nhau như câu ca xưa còn truyền lại:
Dưới sông sắp đặt ghe đua
Trên bờ sửa soạn Miếu Chìa Trạo ca
(Hát chèo Bả Trạo)
Việc thờ tự, cúng tế, lễ hội ở Vạn nhằm hướng con người về với cội nguồn, với Tổ nghề và thắt chặt tình ái hữu tương tế.
4.Lễ hội Trung Thu
Lế hội Trung thu được tổ chức hàng năm vào đêm 14/8 Âm lịch ở thành phố Phan Thiết, du khách sẽ đắm mình trong không khí lễ hội hoành tráng với muôn sắc màu lung linh rực rỡ của đèn hoa được các em thiếu niên diễu hành trong đêm Trung thu trên các đường phố trung tâm, thể hiện nét văn hóa đặc sắc và dấu ấn thiêng liêng đối với mỗi người dù người lớn hay nhỏ, bởi ai cũng đã trãi qua quãng thời gian thơ ấu với những kỷ niệm đẹp.
Đêm hội Trung thu chẳng những thể hiện nét đặc sắc, cái đẹp lung linh huyền ảo, mà nó còn mang ý nghĩa xã hội – nhăn văn – kinh tế. Với những nét đặc sắc, độc đáo riêng của mình, lễ hội Trung thu tại thành phố Phan Thiết đã được sắc kỷ lịch Guiness Việt Nam công nhận là lễ hội Trung thu lớn nhất trong nước thu hút đông đảo du khách và nhân dân địa phương cùng tham gia.
5.Lễ hội đua thuyền
Vào ngày mùng 2 Tết Nguyên đán hàng năm, trên sông Cà Ty thành phố Phan Thiết diễn ra hội đua thuyền, đây là một trong những hoạt động thể thao lâu đời, gắn bó với đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây mỗi dịp xuân về. Trong không khí tưng bừng náo nhiệt của những ngày đầu năm, hàng vạn người dân tập trung hai bên bờ sông để xem và cổ vũ cho những đội thuyền từ khắc các nơi về đua tài. Từ trên bờ sông nhìn xuống, những chiếc thuyền đua như những mũi tên xé nước lao trên dòng nước trong xanh, trong tiếng hò dô vang dội của các tay chèo, hòa cùng tiếng reo hò cổ vũ của người xem tạo thành một bản hòa tấu của ngày hội rộn ràng, sôi động mang đậm nét văn hóa đặc sắc của địa phương.
6 Lễ hội Katê
Hai tỉnh có nhiều cư dân Chăm như Ninh Thuận và Bình Thuận cùng tổ chức lễ hội Katê vào ngày 1/7 Chăm lịch hằng năm (từ 25/9 đến 5/10 dương lịch) tại các đền, tháp, sau đó chuyển về các gia đình ở Phan Thiết.
Lễ hội Katê là lễ hội quan trọng và có quy mô lớn nhất, kéo dài 5 ngày của cộng đồng người Chăm theo đạo Bà La Môn. Đây là lễ tết để tưởng nhớ các anh hùng, thần linh, tổ tiên, các vị vua có công với nước, với dân đã được thần thánh hóa như: Pôklông Garai, Pôrômê. Lễ hội đồng thời với việc hành hương, là dịp viếng thăm, gặp gỡ các người thân…
Lể hội này ở phan thiet bắt đầu vào buổi tối trước ngày chính hội có nghi lễ trình y phục với các nghi thức trang trọng trong tiếng nhạc dân tộc và các điệu vũ cổ truyền. Trưa ngày chính hội là lễ dâng cúng và lễ rước thần, tắm tượng, mặc áo, đội mũ cho tượng… Khi trời sắp tối là kết thúc nghi lễ, mọi người hưởng lộc và tham gia trò chơi vui như ngâm thơ, múa hát…
Trong lễ này, nhân dân thuộc dân tộc Ra Glai trên núi cũng xuống phan thiet dự hội, chia sẻ niềm vui với người Chăm.
7.Lễ hội Cầu yên
Là một trong nhựng lễ hội truyền thống của người Chăm tại phan thiet, được tổ chức hằng năm tại các xóm làng, xóm vùng dân tộc Chăm Bà Ni. Lễ hội diễn ra vào đầu tháng giêng Chăm lịch, kéo dài khoảng 3 ngày, 3 đêm.
Dân làng làm lễ Cầu yên để tống tiễn những điều xấu, không may của năm cũ. Nghi lễ được tiến hành vào lúc chạng vạng tối. Sau phần nghi lễ là đến các tiết mục múa, hát của người dân tộc Chăm và trò chơi thả thuyền.
Ngoài ra, đồng bào dân tộc Chăm ở Phan Thiết thường xuyên tổ chức các lễ hội khác như: lễ Cầu Đảo, lễ Rija Nưga, lễ Dắp Đập, lễ Cấm Phòng…