Lễ hội được tổ chức hàng năm vào tháng 11, lễ hội thả đèn trời tại Chiang Mai (Thailand) hấp dẫn số lượng lớn khách du lịch ghé thăm.
Sau Tết truyền thống Songkran, lễ hội hoa đăng được người Thái Lan coi là sự kiện lớn thứ hai trong năm. Lễ hội này thường diễn ra vào tháng 11 dương lịch. Ảnh: Beetify.
Lễ hội hoa đăng được tổ chức hàng năm trên khắp đất Thái Lan từ Bangkok, Sukhothai cho đến Phuket… Nhưng nổi bật nhất vẫn là ngày hội thả đèn trời tại Chiang Mai. Hình ảnh bầu trời rực sáng được thắp lên từ hàng nghìn chiếc đèn lồng, dòng sông lấp lánh với một loạt thuyền hoa đăng nối nhau gây ấn tượng với bất kỳ du khách nào có dịp đặt chân đến đây. Ảnh: Visit-Chiangmai.
Xem thêm >>> du lich Thai Lan tại đây hoặc liên hệ 1800 6700 để được tư vấn miễn phí về các tour du lịch bạn nhé.
Trên thực tế, hội hoa đăng ở đất nước Thái Lan có hai lễ hội là Loy Krathong và Yi Peng. Loy Krathong là lễ hội thả đèn hoa đăng trên sông, được tổ chức trên toàn đất Thái. Còn Yi Peng là hội thả đèn trời, thường chỉ tổ chức ở một số tỉnh Bắc Thái, trong đó Chiang Mai là nơi tổ chức chính. Nhiều du khách thường nhầm lẫn giữa hai hoạt động này do diễn ra cùng thời điểm. Ảnh: VideoBlocks.
Đúng như cái tên gọi Loy Krathong (có nghĩa là bè nước trôi), vào ngày hội, người dân sẽ thả những chiếc bè có hình hoa sen, nến và nhang xuống các con sông, kênh rạch, ao hồ. Lễ hội này thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 12 theo lịch âm Thái để tỏ lòng biết ơn với Đức Phật và dòng sông, cầu mong một năm mới nhiều điều may mắn. Ảnh: Jentopaper.
Trong khi đó, Yi Peng là lễ hội truyền thống của vương quốc Lanna cổ nằm trên đất Chiang Mai, được tổ chức vào rằm tháng 2 theo lịch Lanna. Vào lễ hội này, mọi người sẽ thả đèn trời bay lên không trung với niềm tin những điều không may và muộn phiền sẽ được gột tẩy, cùng đèn trời bay đi. Ảnh: MNN.
Tuy dùng hai kiểu lịch khác nhau (Loy Krathong tính theo lịch âm Thái, Yi Peng tính theo lịch Lanna cổ), hai lễ hội này lại có ngày tổ chức trùng nhau. Năm 2017, lễ hội thả đèn trời tổ chức từ ngày 2-4/11. Theo lịch dự kiến, năm 2018, lễ hội này sẽ được tổ chức vào ngày 21-23/11. Ảnh: Nomadisbeautiful.
Tham khảo tour du lịch tết dương lịch 2019 của công ty Đất Việt Tour tại đây, hoặc liên hệ 1800 6700 để được tư vấn miễn phí về các tour du lịch bạn nhé.
Hai địa điểm chính cho bạn thả đèn trời với số lượng đèn thả nhiều nhất là Mae Jo và cầu Nawarat. Trong đó, hội hoa đăng ở Mae Jo có quy mô lớn nhất với hơn 4.000 đèn trời được thả một lúc. Đây là đêm lễ do Duangtawan Santiparp Foundation kết hợp với Tudongkasantan tổ chức hàng năm. Giá vé ở Mae Jo cũng khá cao, thường vào khoảng 5.500-12.000 bath/người (tương đương 4-8 triệu đồng/người). Ảnh: Nomadisbeautiful.
Nếu không có đủ kinh phí để vào sân Mae Jo, bạn có thể lựa chọn cầu Nawarat nằm ở khu vực Old Town trong Chiang Mai. Tại Nawarat, bạn sẽ được thả đèn trời thoải mái mà không cần mua vé. Bù lại, bạn phải mua đèn để thả, giá đèn thường rơi vào khoảng 60-100 bath/chiếc (tương đương 50.000-100.000 đồng/chiếc). Ảnh: Hello Sunshine.
Bạn nên lưu ý việc mua vé để tham gia thả đèn trời và thả đèn trời đúng địa điểm, thời gian quy định là điều cần thiết vì chính quyền địa phương không cho phép các hoạt động cá nhân tự tổ chức thả đèn ngoài phố dễ gây nguy hiểm, cháy nổ. Nếu muốn tham dự lễ hội tại Mae Jo, bạn nên đặt vé trước từ 3-6 tháng để có mức chi phí hợp lý nhất. Ảnh: Leterea.
Trong trường hợp bạn không muốn chen chúc trong lễ hội mà vẫn muốn ngắm nhìn ánh đèn rực rỡ, bạn có thể lựa chọn Mae Sa. Đây là một vùng thung lũng cách trung tâm Chiang Mai khoảng 20 km. Ngoài đèn hoa đăng, bạn sẽ được ngắm nhiều loại pháo hoa độc đáo của người dân địa phương. Ảnh: Kwexperience.
Thêm vào đó, Mae Sa cũng là 1 khu du lịch nổi tiếng với khá nhiều loại hình cho du khách giải trí như nhảy bungee, lái xe thể thao ngoài trời… Ngoài ra, bạn nên ghé thăm những địa điểm du lịch nổi tiếng như Doi Suthep, vườn quốc gia Doi Inthanon, phố núi Pai… khi đến Chiang Mai. Ảnh: KKday.