Đến Côn Đảo tìm hiểu lịch sử oai hùng của dân tộc

Côn Đảo

_lnd0563

Côn Đảo là một quần đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ (Việt Nam) và cũng là huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Lịch sử Việt Nam trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn hoặc Côn Nôn. Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor.

Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo. Côn Đảo cũng là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

SInh Thái

được thành lập từ năm 1993 trên cơ sở chuyển từ Khu rừng cấm Côn Đảo với diện tích 6.000 ha trên cạn và 14.000 ha vùng nước, bao trùm 14 hòn đảo.[9][Ghi chú 1]

Về thực vật, người ta thống kê được 882 loài thực vật rừng bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ, trong đó có 371 loài thân gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 202 loài thảo mộc,…. Về động vật rừng, hiện đã biết 144 loài bao gồm 28 loài thú, 69 loài chim, 39 loài bò sát,…[9] Côn Đảo có loài thạch sùng Côn Đảo đặc hữu.

???????????????????????????????????????

Vùng biển của vườn quốc gia sở hữu 1.383 loài sinh vật biển, trong đó có 127 loài rong biển, 11 loài cỏ biển, 157 loài thực vật phù du, 115 loài động vật phù du, 202 loài cá, 8 loài thú và bò sát biển,… Các rạn san hô nơi đây do 219 loài hợp thành; độ phủ trung bình là 42,6 %.[9] Côn Đảo không chỉ là vùng có nhiều rùa biển nhất nước Việt Nam mà còn là nơi duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại một quần thể bò biển có cuộc sống không tách rời các thảm cỏ biển.[10]

Du lịch  Côn Đảo

Côn Đảo từng được coi là “đảo ngục” trong thời kỳ chống Pháp và Mỹ, được xây dựng thành một hệ thống với 8 trại tù, 2 khu biệt lập chuồng cọp và 1 khu biệt lập chuồng bò. Di tích cầu Ma Thiên Lãnh, một cây cầu do người Pháp bắt các tù nhân xây dựng trên núi cao để vượt sang phía bên kia núi, hiện nay chỉ còn lại hai bên móng cầu.

Ngoài những địa điểm lịch sử, những người từng du lịch đến đây đã rất thích thú khi xem chim biển tập trung ở Hòn Trứng và Hòn Tre. Hai hòn đảo này rất nhỏ và ít cây cối, thế nhưng gần như được xem là hai sân chim tự nhiên trên biển. Theo thống kê, biển Côn Đảo có đến năm loại nhạn biển đến sinh sống và làm tổ: nhạn hồng, nhạn Sumatra, nhạn lưng đen, nhạn đầu xám, nhạn mào…

Du khách sẽ đi tham quan Bảo tàng Côn Đảo – nghe giới thiệu về địa lý và lịch sử Côn Đảo. Thăm trại tù Phú Sơn – do Pháp xây dựng từ tháng 3/1862, với 10 phòng giam. Viếng Nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương – là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo, nơi đây đã chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Nam.

Có diện tích khoảng 20 ha, là nơi yên nghĩ của hàng vạn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày kéo dài 113 năm đã lần lượt hy sinh dưới ách tàn bạo của thực dân và đế quốc.
Nghĩa Trang Hàng Dương Côn Đảo là một di tích căn thù, có giá trị tố cáo chế độ htực dân, đế quốc đồng thời giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Do đó Nghĩa Trang Hàng Dương Côn Đảo khác hẳn với các nghĩa trang liệt sĩ trong nước ta, không phô trương khác với thực tế lịch sử mà hài hoà với cảnh trí thiên nhiên, gây ấn tượng tưởng niệm sâu lắng.

Nghĩa-trang-Hàng-Keo

Một nắm đất ở Nghĩa Trang Hàng Dương Côn Đảo là một dấu tích của bao sự kiện đấu tranh cách mạng đối với liệt sĩ, mỗi thời kỳ đấu tranh.

“Núi Côn Lôn được pha bằng máu

Đất Côn Lôn năm, sáu lớp sương người

Mỗi bước chân che lấp một cuộc đời

Mỗi tảng đá là một trời đau khổ”

 

“Nghĩa Trang Hàng Dương vùi chôn bao số phận

Hết lớp này, lớp khác lên trên

Mặt phẳng lì không mô đất nhôn lên

Không bia mộ, không tên và không tuổi”

CÔng Quán

chua-nui-mot

Phía trong của cầu tàu, bên trái (cách bờ biển khoảng 20m) có một nhà CÔNG QUÁN được xây dựng cùng thời điểm với Cầu Tàu, trên tường có tấm biển ghi bằng chữ Pháp: “Dans cette maison, vécut le grand compositeur Camille Saint-Saeens du 20 mars au 19 Avril 1895. II acheva 1/opéra BRUNEHILDA”.
Phía trong của cầu tàu, bên trái (cách bờ biển khoảng 20m) có một nhà CÔNG QUÁN được xây dựng cùng thời điểm với Cầu Tàu, trên tường có tấm biển ghi bằng chữ Pháp: “Dans cette maison, vécut le grand compositeur Camille Saint-Saeens du 20 mars au 19 Avril 1895. II acheva 1/opéra BRUNEHILDA”.

KHu Nhà Chúa Đảo

dinh-chua-dao

Tổng diện tích 18.600m2 trong đó nhà chính và phụ 1.250m2, sân vườn 17.000m2.

Đây là nơi ở và làm việc của 53 tên chúa Đảo trải qua 113 năm (1862-1975)

Từ sau ngày giải phóng đến nay, nhà chúa Đảo được dùng làm nơi trưng bày lưu niệm về khu di tích Côn Đảo.

Cầu Ma Thiên Lãnh

38_big

Dưới chân núi Chúa, con đườngtừ thị trấn chạy tới đó chia làm 3 nhánh:

            – Nhánh thứ  nhất chạy từ Nghĩa Trang Hàng Dương.

            – Nhánh thứ nhì chạy qua khu Sở Tiêu.

            – Nhánh thứ 3 (ở giữa 2 nhánh kia) chạy thẳng lên đèo Ông Đụng qua rặng núi tới bãi Ông Câu bên bờ tây của Đảo.

            Từ năm 1930-1945 thực dân Pháp mở nhánh này đến sở Ông Câu để tiện kiểm soát tù vượt ngục.

            Khi mở đường bọn chúa ngục bắt tù nhân khiêng đá xây trên đèo Ông Đụng một cây cầu. Do địa thế núi cheo leo, hiểm trở, lao dịch nặng nhọc quá sức, người tù bị chết hại đến 356 người (theo người tù nhẩm tính) mà cầu chỉ mới xây được 2 mố cầu, mỗi mố cao khoảng 8m.

            Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, công trình này bỏ dở dang.

Cầu Tàu Lịch Sử  914

cau-tau-914

Cầu tàu nằm tại trung tâm bãi biển chính của thị trấn Côn Đảo (phía trước nhà Chúa Đảo).

Cầu tàu được khởi sự xây dựng từ năm 1873. Đây cũng là nơi chứng kiến nỗi cực nhục đầu tiên của những người bị đưa ra Đảo tù đày, nhiều người chỉ qua cầu một lần rồi vĩnh viễn yên nghĩ tại Côn Đảo. Nhưng cầu tàu cũng là chứng kiến những giờ phút vinh quang xúc động mỗi dịp Đảo được giải phóng.

Con số 914 được đặt tên cho cầu là do người tù nhẩm tính số người tù ngã xuống vì lao dịch, tai nạn trong quá trình khổ sai xây cầu.

Có nhiều tài liệu nêu danh cầu tàu có số khác nhau: 871, 917, 917 nhưng được nhiều người biết phổ biến nhất với danh số 914.

Các sở tù Côn Đảo

Tính đến 1930 đã có 18 sở tù đã đi vào hoạt động,chủ yếu là cải tạo người tù bằng lao động khổ sai,khai thác tận cùng sức lực của người tù nhằm phục vụ chủ yếu cho bộ máy hành chính cả địch như sở ruộng,sở lưới,sở chuồng bò…

ham-xay-lua-con-dao

nhà-tù-côn-đảo

Hệ Thống Nhà tù Côn Đảo

Được thành lậ 1-2-1862 do Bonard ký quyết định thành lập,nơi đây đã biến  biển Côn LÔn núi nôn hùng vĩ,biển trời trong lành thành “Địa ngục trần gian”.Như:

Chuồng Cọp Pháp

chuong-cop-11

Xây dựng năm: 1940

– Tổng diện tích: 5.475m2

– Diện tích phòng giam 1.408m2

– Phòng tắm nắng 1.873m2

– Khoảng trống: 2.194m2

– Bao gồm: 120 phòng biệt giam (chia làm 2 khu, mỗi khu 60 phòng)

Bên trên có song sắt kiên cố và có hành lang ở giữa dành cho cai ngục, trật tự đi lại kiểm soát, hành hạ người tù (ném vôi bột, dội nước bẩn).

Ngoài ra còn có 60 phòng không có mái che được gọi là “Phòng tắm nắng” (chia làm 4 dãy, mỗi dãy 15 phòng).

Phòng tắm nắng còn là nơi để dùng hành hạ, phơi nắng, phơi mưa người tù hoặc là lôi người tù ra đó để đánh đập, tra tấn.

Cuối năm 1970 Mỹ-Thiệu ra lệng giải toả chuồng cọp (họ biến khu biệt lập này thành chuồng nuôi Thỏ) để xoa dịu làn sóng đấu tranh của tù nhân cũng như phong trào yêu nước ở miền nam Việt Nam và dư luận Quốc tế.

Trại Phú Sơn

CD-Attr-TraiPhuSon

Xây dựng năm 1916, nằm cạnh Banh I

– tổng diện tích: 13.228m2

– Trong đó diện tích phòng giam: 2.414m2

– Nhà phụ thuộc 854m2

– Khoảng trống, cây xanh 9.960m2

– Bao gồm: 13 phòng giam tập thể, 01 khu biệt lập có 14 xà lim.

– 01 phòng tối (nằm cạnh văn phòng giám thị)

Ngoài ra còn có các công trình phụ như: Phòng y tế, nhà ăn, nhà bếp, câu lạc bộ, phòng hớt tóc, phòng trật tự, văn phòng giám thị và sân vườn.

Ngào ra còn có nhiều trại giam khác như:Trại Phú Hải,trại Phú Tường,Biệt Lập Chuồng Bò,trại Phú Bình..với nhiều hính thức khổ sai nhằm giết dần giết mòn sinh mạng người tù.

Đặc biệt khi đến đây du khách sẽ có dip viến thăm mộ chị Võ Thị Sáu một nữ anh hùng của dân tộc.

mobavothisau