10 món ngon nên thử khi đến Hội An

Phố cổ Hội An tuy nhỏ nhưng văn hóa ẩm thực lại vô cùng phong phú. Bởi thế, dù đã tham quan toàn bộ phố cổ, bạn cũng khó có thể thưởng thức hết đặc sản nơi đây.

1. Cơm gà Phố Hội

Gạo để nấu cơm gà là loại gạo ngon, thơm và dẻo, được lựa chọn kỹ lưỡng, ướp gia vị rồi nấu với nước luộc gà và lá dứa bằng lò củi. Gà được dùng là loại gà ta còn tơ, thịt mềm mà không bở, chắc mà không dai, da mỏng thịt thơm. Sau khi luộc, thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Cuối cùng là bày cơm ra đĩa, cho gà đã xé lên cơm, ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, nước tương và tương ớt. Ngoài ra, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm. Với tất cả sự khéo léo tỉ mỉ trong cách chế biến của mình, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà rất riêng, đủ dấu ấn để người ta cho nó một cái tên riêng: Cơm gà phố Hội.

com-ga-hoi-an

2. Bánh xèo Hội An

banhxeo-hoi-an

Bánh xèo Hội An là đặc sản chính hiệu của vùng đất phố Hội. Nguyên liệu chính để làm bánh xèo ngoài gạo, còn có thêm tôm, thịt dùng làm nhân bánh xèo. Để đúc nên món bánh xèo người làm phải ngồi bên bếp lửa liên tục rất nóng nực, do đó mùa mưa trong năm từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa thích hợp nhất cho việc làm bánh xèo Hội An.

3. Bánh bao – bánh vạc

Bánh bao – bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cách làm gần giống nhau và thường ăn chung trên một đĩa bánh. Nguyên liệu chính để chế biến hai loại bánh này là gạo, loại gạo thật trắng, nguyên hạt, dẻo, thơm, trồng trên ruộng đất sạch. Nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị bí truyền. Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí truyền đó. Có lẽ phần gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao – bánh vạc chỉ có thể ăn ngon ở Hội An.

images

3-banh-bap

4. Cao lầu

Nhiều người dân sống lâu năm ở phố cổ bảo Cao lầu có ở Hội An từ thế kỷ 17, trong thời điểm cảng Hội An mở cửa, cho phép nhiều thương nhân nước ngoài vào Hội An thông thương. Có lẽ vì thế mà món cao lầu có ảnh hưởng khá nhiều từ ẩm thực của người Hoa và cũng ảnh hưởng một ít từ món mì lạnh Udon của người Nhật. Tuy vậy, cao lầu Hội An vẫn mang đậm nét riêng của mình và duy chỉ có Hội An mới có món Cao Lầu đúng chất.

1-cao-lau

5. Bánh bèo Hội An

Để làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo ngon, nhân bánh bèo chủ yếu được làm từ những sản vật địa phương, đó là tôm, thịt… Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhân đổ vào, thêm dầu mỡ, tương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Ăn bánh bèo phải dùng đến “dao tre”, đó là một thanh tre vót hình lưỡi dao. Kiểu ăn như thế cũng gợi bao sự hiếu kỳ cho khách và cũng là lối ẩm thực khác biệt giữa bánh bèo với các món ngon Hội An khác được chế tác bằng gạo. Tùy theo khẩu vị của người ăn mà bạn có thể thêm ít nước mắm hay tí ớt vào. 

banh-beo-hoi-an

6. Mì Quảng

Cũng gần giống như Cao lầu, là món ngon nổi tiếng của vùng đất Quảng Nam và rất hay bị nhầm với Cao lầu nhưng chỉ cần nếm thử một lần thôi, bạn sẽ thấy đây là hai món ăn khác biệt hoàn toàn. Mỳ Quảng thường được ăn cùng với tôm, thịt, trứng cút… tất cả đều ngấm gia vị thấm thía. Khi ăn cũng không thể thiếu bánh tráng nướng giòn và rau ăn kèm nữa.

my-quang-hoian

7. Bánh đập 

Miếng bánh đập ròn rụm tan trong miệng ăn kèm với hến xào vừa miệng là món ăn chơi cực hấp dẫn ở Hội An.

banh-dap

1317719336_banh-dap-hoi-an-4

8. Hoành thánh

Hoành thánh là món ăn của người Hoa nhưng tồn tại ở Hội An khá lâu rồi nên có thể coi đây là một đặc sản của Hội An. Hoành thánh có nhiều loại lắm, nào là: hoành thánh súp, hoành thành mì, hoành thánh chiên… rồi mỗi loại còn chia ra thành heo, gà, tôm nữa. Thế nên để nếm thử được hết tất cả các loại thì cũng tốn khá nhiều tiền của đấy nhỉ? Theo kinh nghiệm thì Hoành thánh gà và heo rất dễ ăn, Hoành thánh tôm thì thơm và ngọt hơn, còn Hoành thánh chiên thì hơi ngấy một chút.

9e820120620120723112

9. Bánh tráng (bánh cuốn/bánh ướt)

Cũng gần giống với bánh cuốn Thanh Trì ở Hà Nội nhưng thay vì là bánh tráng mỏng kèm với nhân mọc nhĩ thì ở Hội An, bánh tráng còn có thêm tôm chấy nữa. Khi ăn, bánh được rưới thêm mỡ hành rất thơm và ăn kèm chả lụa (giò lụa).

38921-0-body12

10. Chè bắp

Chè bắp – một món ăn dân dã trở nên rất nổi tiếng ở Hội An là bởi nó được chế biến từ bắp Cẩm Nam ngon có tiếng của xứ Hội. Chè có vị ngọt, thơm thanh tao và tự nhiên của bắp mới bẻ. Khác với chè của miền Nam, chè bắp Hội An không nấu với nước dừa nên có hương vị nguyên bản của bắp, chỉ khi ăn mới rưới chút nước cốt lên trên để tăng vị béo. Mùa bắp Cẩm Nam cũng là mùa chè rộ nhất là từ tháng 3 – tháng 9 hàng năm.

chebap